Giấy cảm nhiệt là loại giấy được tráng một lớp hóa chất đặc biệt lên bề mặt giấy. Dưới tác động của nhiệt mực in sẽ hiện ra nên gọi là in nhiệt.
Giấy in nhiệt có rất nhiều kích thước và chủng loại. Giấy in n.hiệt có loại có nhiều liên. Việc có nhiều liên là để đảm mỗi đơn vị giữ một liên. Việc này nhằm kiểm soát và đối chiếu đơn hàng.
Giấy in nhiệt không bị kẹt như giấy in thông thường.
Vậy nên chọn giấy in thường hay giấy in n.hiệt?
Việc này phải tùy thuộc vào tính chất công việc. Chẳng hạn, nếu bạn cần gửi nhiều bản cho các phòng ban khác nhau. Bạn nên chọn giấy in n.hiệt vì nó tiện dụng hơn.
Giấy cảm nhiệt khi in cũng không phát ra tiếng ồn như máy in kim. Điều này là vì nó hiện chữ dựa trên cảm biến nhiệt. Chứ không phải dựa vào phun mực từ đầu kim.
Văn phòng phẩm Sơn Ca có bán nhiều loại giấy in nhiệt khác nhau. Giá cả phải chăng. Dịch vụ xuất sắc. Quý khách hãy chọn cho mình những sản phẩm phù hợp. Nếu Quý khách có câu hỏi hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0769.237.247 để được phục vụ.
Giới thiệu về giấy cảm nhiệt của Wikipedia
Giấy in nhiệt, đôi khi còn được gọi là cuộn giấy kiểm tra, là một loại giấy đặc biệt. Giấy được phủ lên bề mặt một loại hóa chất có thể đổi màu khi tiếp xúc với nhiệt. Giấy được sử dụng cho các loại máy in nhiệt. Đặc biệt là trong các thiết bị giá rẻ, trọng lượng nhẹ như máy cộng, máy tính tiền và máy quẹt thẻ tín dụng.
Bề mặt của giấy được tráng hỗn hợp màu nhuộm thể rắn và một ma trận phù hợp. Chẳng hạn như loại thuốc nhuộm đổi màu nhiệt. Khi ma trận được làm nóng trên điểm tan chảy, thuốc nhuộm sẽ phản ứng với a xít, chuyển đổi sang trạng thái có màu sắc. Và trạng thái chuyển đổi sau đó được bảo lưu trong một trạng thái nửa bền vững khi ma trận trở nên đủ rắn đặc trở lại. A xít phản ứng trong giấy in nhiệt thường là bisphenol A (BPA).
Giấy in nhiệt nhiều màu
Thông thường, lớp tráng sẽ chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với nhiệt. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng sử dụng loại chuyển sang màu xanh hoặc màu đỏ. Trong khi một nguồn nhiệt mở, chẳng hạn như ngọn lửa, có thể làm đổi màu giấy. Dùng móng tay quẹt lên giấy, nếu sinh đủ nhiệt cũng sẽ để lại dấu đổi màu trên bề mặt.
Giấy in nhiệt nhiều màu lần đầu xuất hiện trên thị trường vào năm 1993 với sự giới thiệu của hệ thống Fuji Thermo-Autochrome (TA). Công nghệ này sau đó được phát triển bởi Polaroid với hệ thống Zink (“không mực”) vào năm 2007. Hai phương pháp này đều dựa vào việc tráng nhiều lớp với 3 lớp màu khác nhau. Cùng với những phương pháp khác nhau được sử dụng cho việc kích hoạt độc lập mỗi lớp.
Lịch sử của giấy in nhiệt
Giấy cảm nhiệt trực tiếp lần đầu tiên được phát triển bởi công ty NCR (sử dụng hóa chất nhuộm) và 3M (sử dụng muối kim loại). Công nghệ của NCR trở nên dẫn đầu thị trường trong những năm sau đó. Mặc dù vậy sau này thế mạnh đó cũng bị mất đi nhanh chóng khi so sánh với công nghệ giá rẻ và bền vững của 3M.
Năm 1965, tập đoàn Texas Instruments đã phát minh ra đầu in nhiệt. Và chiếc máy tính Silent 700 tích hợp máy in nhiệt đã được tung ra thị trường năm 1969. Silent 700 là hệ thống đầu tiên in bằng giấy in nhiệt. Trong suốt những năm 1970, Hewlett-Packard đã tích hợp máy in nhiệt vào các dòng máy tính bàn HP9800. Và tích hợp vào những chiếc máy cao cấp nhất của dòng máy tính 2600-series CRT cũng như máy tính đồ họa.
Giấy in nhiệt thay cho mã vạch truyền thống
Trong những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, các nhà sản xuất Nhật Bản (như Ricoh, Jujo, và Kanzaki), sử dụng các loại hóa chất nhuộm màu tương tự, đã thành lập một hiệp hội các nhà sản xuất máy in mã vạch (chẳng hạn như TEC, Sato, và nhiều công ty khác) và gia nhập ngành công nghiệp mã vạch mới nổi toàn cầu. Ban đầu, trong các siêu thị, các nhà sản xuất của Hoa Kỳ như Appleton (nhượng quyền của NCR), Nashua Corporation, Graphic Controls, và các công ty khác đã ra sức tranh giành thị phần. Các hãng sản xuất nhãn nhạy áp suất hàng đầu như Avery Dennison đã trở thành những khách hàng chính của sản phẩm giấy in nhiệt trực tiếp. Giấy cảm nhiệt giá rẻ.
Trong những năm cuối của thập ký 80 và đầu những năm 90, các công nghệ chuyển nhiệt, in laze, ảnh quang điện và in phun đã khiến những ứng dụng mã vạch trong công nghiệp và kho bãi dần biến mất do những công nghệ mới có độ bền cao hơn. Công nghệ in nhiệt trực tiếp đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ bằng hóa đơn bán hàng tại các địa điểm công cộng (các trạm xăng, máy tính tiền, hóa đơn thuê xe…).
Trong suốt những năm 1998, Nintendo đã sử dụng công nghệ in nhiệt cho máy in Game Boy của họ.
Năm 2006, chi nhánh Systemedia của tập đoàn NCR đã giới thiệu công nghệ in nhiệt 2 mặt, được gọi là “2ST”.
Tag: giấy in bill, cuộn giấy in