Văn phòng phẩm Sơn Ca cung cấp các sản phẩm bấm kim - bấm lỗ chất lượng.
Các loại đồ bấm kim, kim bấm các kích thước. Các nhãn hiệu đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, xuất xứ rõ ràng. Văn phòng phẩm Sơn Ca cam kết mang đến sự hài lòng cho Quý khách hàng.
Việc chọn được chiếc bấm kim – bấm lỗ phù hợp, giá cả phải chăng. Và đặc biệt là không độc hại đối với người sử dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Quý khách hàng.
Văn phòng phẩm Sơn Ca với tôn chỉ “Giá cả cạnh tranh – Dịch vụ xuất sắc”. Luôn giương cao khẩu hiệu “Bạn cứ việc làm tốt công việc của mình, văn phòng phẩm để chúng tôi lo”.
Ngoài các sản phẩm bày bán trên website, bạn có thể liên hệ với chúng tôi khi có nhu khác. Sơn Ca luôn đồng hành cùng Quý khách.
Còn bây giờ mời Quý khách cùng Văn phòng phẩm Sơn Ca nghiên cứu một chút về chuyên môn.
Có mấy loại đồ bấm kim?
Thông thường người dùng chỉ biết “sơ sơ” rằng có 3 loại máy bấm kim: Loại nhỏ (máy bấm kim số 10), loại trung (máy số 3) và loại lớn (bấm kim đại). Tuy nhiên, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về các loại máy bấm kim. Các nhà sản xuất văn phòng phẩm trên thế giới chia máy bấm kim thành 7 loại, đó là:
Máy bấm kim để bàn (Desktop Stapler)
Đây là đồ bấm kim cổ điển nhất. Thực ra, từ desktop trong tiếng Anh có nghĩa là “bề mặt của cái bàn”. Người ta sử dụng từ desktop stapler để chỉ những loại máy bấm kim nhỏ có thể để trên bàn làm việc mà không ảnh hưởng gì đến bố cục của chiếc bàn. Vì thế, máy bấm kim để bàn có thể là loại số 10 hoặc số 3.
Máy bấm kim chạy điện
Máy bấm kim chạy bằng điện rất hữu dụng đối với các văn phòng bận rộn. Chiếc máy bấm kim chạy bằng điện sẽ đơn giản hóa và tăng tốc quá trình dập ghim bằng cơ cấu đầu bấm chạy bằng điện. Đây cũng là chiếc máy bấm ghim tuyệt vời nếu bạn muốn dập ghim vào những xấp tài liệu dày, chẳng hạn như hồ sơ pháp lý. Có một số loại mẫu máy bấm kim chạy điện như loại treo trên tường, loại giống hình yên ngựa và loại cầm tay. Chúng có thể được điều khiển bằng nút bấm, công tắc hoặc pê đan.
Máy bấm kim đại (Heavy Duty Stapler)
Máy bấm kim đại phải đi cùng với kim bấm đại. Có một số loại máy bấm kim công nghiệp sử dụng loại bấm kim rất to và cứng. Người ta sử dụng máy bấm kim công nghiệp để bấm những xấp giấy rất dày, có khi lên đến vài trăm tờ. Các loại bàn dập ghim đại thông thường được vận hành bằng tay. Máy bấm kim đại thường chậm hơn các loại khác. Cần lưu ý xem loại bàn dập ghim nào đi với loại ghim bấm nào. Thông thường người ta sẽ liệt kê ra trên đế bàn dập các loại ghim bấm tương thích và số trang có thể bấm.
Đồ bấm kim dạng kìm (Plier Stapler)
Khác biệt lớn nhất của loại dụng cụ bấm kim này đó là nó trông giống như chiếc kìm, sử dụng lực của bàn tay để bấm. Máy bấm kim dạng kìm được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp đóng gói và vận chuyển. Điều này là bởi vì người ta dễ dàng gắn nhãn vào giấy. Chúng cũng được dùng trong các công việc liên quan đến nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Cũng có cả những loại bấm kim dạng kìm số đại để dùng vào mục đích công nghiệp. Hãy chọn loại máy bấm kim này để đóng hộp các tông, bấm những thứ khó bấm và những thứ đòi hỏi lực bấm mạnh.
Máy bấm kim cán dài (Long Reach Stapler)
Một loại dụng cụ bấm kim mà người dùng nên tìm hiểu đó là bấm kim cán dài. Đây là chiếc máy bấm kim được thiết kế để bấm ở những vị trí sâu bên trong mà máy bấm kim để bàn không thể với tới. Người ta thường sử dụng chiếc bấm kim này để đóng sổ sách, tờ bướm… Cán dài của máy giúp nó có thể vươn vào sâu bền tronng tới 12 – 13 inch. Điều này giúp bạn thậm chí có thể bấm kim ở giữa của trang.
Máy bấm kim cầm tay đặc biệt (Specialty Hand Stapler)
Máy bấm kim cầm tay đặc biệt được tạo ra để phục vụ một số công việc ghim giấy đặc thù. Có vài loại để bạn lựa chọn. Chẳng hạn, chiếc máy bấm kim mini là một ý tưởng tuyệt vời để bạn sử dụng trong khi đang di chuyển. Và có thể để rất gọn gàng trong túi xách hay ca táp. Một ví dụ khác là loại máy bấm kim không dùng kim. Nó hoạt động bằng cách đục một lỗ xuyên qua nhiều trang giấy thay vì để lại một chiếc kim bấm phía sau. Bạn nên dùng chiếc máy bấm kim này nếu bạn muốn sau đó sẽ gỡ những tờ giấy ra.
Máy bấm kim trợ lực
Như cái tên của nó đã thể hiện, máy bấm kim trợ lực làm cho việc bấm kim trở nên nhẹ nhàng và thư thái. Đây là chiếc máy bấm kim nên mua nếu bạn thường xuyên phải bấm giấy bằng kim bấm. Hoặc nếu bạn có vấn đề về tay và cổ tay. Một số loại máy bấm kim loại này có thể giảm đến 50% lực bấm. Những văn phòng có lượng hồ sơ tài liệu đồ sộ như văn phòng luật sư, công ty bảo hiểm hay các phòng đăng ký, công chứng… nên sắm cho nhân viên của mình những chiếc máy bấm kim trợ lực.
Ở trên là các loại máy bấm kim. Vậy còn các loại đồ bấm lỗ thì sao? Đồ bấm lỗ là gì? Có mấy loại đồ bấm lỗ?
Đồ bấm lỗ là gì?
Đồ bấm lỗ hay còn gọi là bàn dập lỗ, dụng cụ đục lỗ giấy… là một loại dụng cụ dùng để đục lỗ trên giấy. Điều này giúp giấy tờ tài liệu được lưu trữ trong bìa còng một cách thuận tiện. Đồ dập lỗ được phát minh ở Đức năm 1886. Ngày nay, dụng cụ này trở thành một món đồ văn phòng phẩm không thể thiếu được trong các văn phòng và trường học.
Đồ bấm lỗ được chia thành một số loại, phụ thuộc vào số lỗ chúng đục, số tờ chúng có thể đục một lần, và cách thức vận hành của chúng.
Đồ đục lỗ bằng tay phổ biến hơn đồ đục lỗ bằng điện. Bạn sử dụng một chiếc đục lỗ bằng cách đưa vài tờ giấy vào khe đục và dùng lực ấn vào cần bàn đục lỗ cho đến khi những chiếc ống kim loại xuyên qua giấy tạo thành lỗ trên giấy.
Dụng cụ đục lỗ chạy điện
Chiếc đục lỗ điện hoạt động bằng một chiếc nút bấm điều khiển đẩy. Đục lỗ điện rất hữu dụng với những công việc mà ở đó đòi hỏi một khối lượng giấy khổng lồ cần được đục lỗ hàng ngày. Một số loại đục lỗ đắt tiền có thêm cơ chế chống kẹt giấy.
Bàn dập 4 lỗ
Bàn dập 4 lỗ là loại bàn đục lỗ ít phổ biến. Và nó chỉ được sử dụng để đục lỗ giấy phục vụ cho việc lưu trữ hồ sơ vào bìa còng 4 còng. Tại một số cửa hàng văn phòng phẩm ở nước ngoài, người ta có bán những bộ phận nối dài để gắn vào bàn dập 2 lỗ hoặc 3 lỗ để phục vụ cho việc đục 4 lỗ. Ở Việt Nam không thấy bán loại dụng cụ bổ trợ này.
Bàn dập 3 lỗ
Bàn dập 3 lỗ cũng không phổ biến ở Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở nước ngoài. Một số quốc gia như Nhật Bản rất ưa dùng loại bàn dập 3 lỗ. Loại bàn dập 3 lỗ này được sử dụng cho bìa còng hoặc bìa nhẫn 3 còng. Loại đục lỗ này có cả loại dập tay và loại chạy điện. Ở Việt Nam không bán loại bàn dập chạy điện. Một số bàn dập 3 lỗ cho phép điều chỉnh đầu dập bằng cách dùng tua vít nới lỏng dầu đục, trượt đầu đục trên một rãnh. Sau đó dùng tua vít vặn chặt lại để cố định vị trí dầu dập.
Bàn dập 2 lỗ
Ở nước ngoài loại bàn dập lỗ không phổ biến. Nhưng nó lại rất phổ biến ở Việt Nam. Tại các nước phát triển, người ta thường sử dụng bàn dập 2 lỗ cho các loại tài liệu pháp luật và y tế. Ở Việt Nam hiện nay, bàn dập 2 lỗ được sử dụng đại trà với hầu hết tất cả các loại tài liệu. Bàn dập 2 lỗ thường đòi hỏi ít sức hơn khi đục lỗ vì đục 2 lỗ chắc chắn cần ít sức lực hơn đục 3 lỗ hoặc 4 lỗ.
Dụng cụ dập 1 lỗ
Loại dụng cụ đục 1 lỗ được sử dụng khi người dùng đục lỗ một cách ngẫu hứng hoặc khi chỉ cần đục 1 lỗ trên tài liệu. Các sòng bạc sử dụng bàn dập 1 lỗ để đục lỗ trên những bộ bài bỏ đi. Điều này làm cho những kẻ bịp bợm không thể đánh tráo bài hoặc rút trộm một lá bài ở bộ bài cũ.
Trên đây là phân loại máy bấm kim và bàn dập lỗ. Chúng tôi cũng có những gợi ý về việc Quý khách nên chọn loại dụng cụ nào cho công việc của mình. Nếu Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo SĐT: 0702.237.247 để được giải đáp và phục vụ.
Văn phòng phẩm Sơn Ca rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.